sexhay

Sản phẩm

Một thoáng Phước Tích

 Từ trung tâm thành phố Huế sau khi chạy xe khoảng 45 km về phía Bắc  theo hướng quốc Lộ 1A,  khi đến  ngang chợ Mỹ Chánh tỉnh Quảng Trị, du khách đi dọc sông Ô Lâu chừng 3 km sẽ vào đến cổng làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Mô tả

 Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại thì làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Cách đây khoảng trên 500 năm, vùng này gọi là xứ Cồn Dương, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu mát rượi uốn cong hình móng ngựa, là ranh giới chia cắt hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.  Gia phả của các họ ở làng Phước Tích đã ghi khá chi tiết về quá trình khai canh của làng. Gia phả họ Hoàng chép rằng: Năm Hồng Đức thứ nhất và thứ hai (1470 và 1471), đời vua Lê Thánh Tông, ngài thủy tổ của họ Hoàng là ông Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là một võ tướng, phò vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về, khi đi ngang qua sông Ô Lâu. Nhận thấy Cồn Dương có địa thế thuận lợi nên ông Hoàng Minh Hùng đã chọn làm nơi lập nghiệp. Ngài về quê hương chiêu mộ thêm 11 họ đưa vào đất Cồn Dương khai khẩn lập làng, sau đó tăng thêm 5 họ nữa, lấy tên là Cảm Quyết để ghi nhớ cố hương cùng nhau  đùm bọc, hòa thuận sinh sống cho đến ngày hôm nay. “Tài sản văn hóa đặc biệt” Phước Tích hiện còn gìn giữ đó là các ngôi nhà rường cổ có niên đại trên một 100 năm tuổi, là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tham quan “ Hương xưa làng cổ”. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng , hiện còn tới 27 ngôi nhà được xem là đặc biệt cổ tại Phước Tích, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt, tập trung nhiều  nhất ở  khu vực xóm Đình.  Điều lý thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau 1 khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng. Nó như một sự sắp xếp có dụng ý để hoà vào cảnh vật thiên nhiên thơ mộng. Tại đây còn có nhiều ngôi nhà rường cổ có niên đại gần 200 năm, trải qua hàng chục lần tu sửa, nhưng diện mạo, nét kiến trúc độc đáo  bên trong căn nhà cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Tiêu biểu là ngôi nhà của anh Hồ Văn Tế, nhà của bà Hồ Thị Thanh Nga, ở xóm Đình. Những ngôi nhà này có hệ thống ngói liệt cùng các đòn tay, liên ba được làm rất công phu tỉ mỉ, riêng các bức đố bản được trang trí theo kiểu vòm bán nguyệt. Bên cạnh đó, Phước Tích còn biết đến là một vùng đất học của xứ Thừa Thiên. Cho dù vào thời Nguyễn làng không có vị quan nào làm đến chức đại thần nhưng  cũng có đến 19 cử nhân tú tài.

Một nét đặc trưng riêng của Phước Tích không giống với nhiều làng cổ ở Huế như Kim Long. Nguyệt Biều hay Nam Phổ...đó là ngôi làng này có nghề làm gốm nổi tiếng, một thời đã làm nên sự phồn thịnh của dân làng Phước Tích trong 500 năm qua. Tuy nhiên, đến giờ nghề gốm Phước Tích đã thất truyền, chỉ còn lại dấu tích của một lò gốm cổ  cũng như các hiện  vật gốm cổ Phước Tích đang được cất giữ trong dân  làng.

Trong một lần về thăm làng cổ Phước Tích cùng với đoàn chúng tôi, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đạo Kính - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có nhận xét: “ Tài nguyên di sản văn hóa nhân văn của vùng đất Thừa Thiên, xứ Huế không chỉ là kiến trúc và nghệ thuật cung đình mà còn là cả một chuỗi làng cổ, lưu giữ cả cội nguồn, ngày sinh tháng đẻ, làng Phước Tích là hiện thân của cái di sản nhân văn, hiếm hoi không chỉ của đất Thừa Thiên Huế mà của cả nước”.

Tìm về Phước Tích chúng ta như tìm về  làng Việt  xưa, ở đó có cả một không gian văn hóa đã tồn tại bao đời nay.  Được sống, sinh hoạt  trong những ngôi nhà  rường cổ ấm áp, xinh xắn ta như bắt gặp tuổi thơ của chính mình, nơi đó đã  vun đắp, nuôi dướng tâm hồn của mỗi con người.

Bài và ảnh:

Hồ Hương Giang


qc

THỐNG KÊ TRUY CẬP


Copyright @ 2018 by Khonggiansongmedia.com | Thiết kế web VinaTech: www.VinaTech.vn