sexhay

Sản phẩm

Cái khó của Cù Lao Chàm

DU LỊCH CÙ LAO CHÀM:

CÒN NHIỀU CÁI KHÓ

E&F

          Năm 2003, Tỉnh Uỷ Quảng Nam đã định hướng: "Hết sức đầu tư phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm, xem đây là chương trình quan trọng góp phần tạo ra thế mới và đặc điểm mới của du lịch Hội An", phát triển Cù Lao Chàm "thành khu du lịch - dịch vụ với cơ chế đặc biệt và tầm quốc tế". Tuy nhiên, việc phát triển ngành “ngành công nghiệp không khói” tại đây đang đứng trước nhiều cái khó, thậm chí là thách thức.

Mô tả

Từ một đêm đỏ điện

          Chúng tôi ra Cù lao Chàm đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập xã đảo và chứng kiến sự vui sướng của gần 3.000 người dân Tân Hiệp trong đêm 2/8. Dường như mọi nhà ở thôn Bãi Làng đều có khách nên không tắt đèn. Ngư dân Trần Xá thổ lộ: “Hầu hết bà con không ra khơi để tận hưởng cái không khí của dịp lễ này. Lâu lâu mới đỏ điện như vậy, ai cũng thấy vui !”.

Từ cả tuần trước, nhà của chuyên gia nghề lặn này đã để dành 8 con tôm hùm, 2 con ngọc trai thịt ( ngọc trai ở Cù lao Chàm không có ngọc ) và vài ký ốc đụn để đón anh em từ đất liền ra. Rượu tiết tôm hùm bày giữa nhà, nhiều người bảo khách du lịch tới đây ngày càng đông, món này mà mời chào thì “ngậm nghe”. Thế nhưng, trong số gần 10.000 lượt khách ra đảo chơi từ đầu năm đến nay, chỉ có nhóm bạn Trần Xá là nhất vì được uống cái món tiết trắng từ con tôm hùm vô cùng đắt đỏ này. Quả thực, sự hân thưởng bao giờ cũng hiếm, giống như chuyện điện sáng thâu đêm vậy, ngoài Tết ra chẳng ai ở Tân Hiệp dám nghĩ tới.

          Nói không ngoa, chỉ cần một đêm xem được ti vi đến sau 22h, cuộc sống của những người “ăn sóng nói gió” đã đổi khác. Karaoke hát tới, trẻ mới lớn đi lại như sóng trước cầu tàu, câu chuyện bên mâm cơm mỗi nhà ở Ngoạ Long đảo cách phố cổ Hội An 19 km còn… tới khuya. Thường ngày, điện chỉ đỏ từ lúc 18h đến 22h là cắt. Để dùng được một chữ điện chạy máy dầu diezen, dân trả 3 nghìn, thành phố hỗ trợ 5 nghìn đồng. Có máy phát điện dự phòng nhưng không ngoại trừ những đêm xui xẻo, toàn dân Tân Hiệp che gió đèn dầu và… nghe sóng !

          đến… những cái khó

          “Có điện là có tất cả !”, câu nói của ông Nguyễn Văn Trọng – PCT UBND xã mới nghe như khẩu hiệu, ngẫm lại thấy đúng. UBND xã không có internet, chẳng có máy in, máy photo; giải quyết sự vụ thường nhật thiệt tất bật.

Các ngành chức năng của Tỉnh Quảng Nam và Hội An từng định hướng  “phát triển mạnh ngành công nghiệp giải trí, các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch khám phá, thể thao, nghỉ dưỡng... chất lượng cao”, thậm chí có cả casino, sân bay trực thăng trên đảo, nhưng chuyện này chỉ có thể… khi có điện. Thành phố Hội An 2 lần đưa cán bộ đi Cát Bà, Phú Quốc tìm hiểu mô hình điện lưới quốc gia về “giải” cho đảo nhưng chưa được. 4 dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Bãi Chồng, Bãi Xếp, Bãi Bìm, Trung tâm đón tiếp cảng du lịch Cù Lao Chàm có vốn đầu tư không dưới 100 tỷ đồng được cấp phép đã 5 năm đang được đánh giá là “chậm triển khai, làm cho môi trường phát triển du lịch sinh thái biển đảo chưa mạnh”. Điện gió, điện năng lượng mặt trời đang thử nghiệm tại Bãi Hương, thôn Cấm; nhưng về lâu dài, sử dụng nguồn năng lượng này cũng chỉ để phục vụ sinh hoạt là chính. Thêm vào đó, dịch vụ trong dân phát triển tự phát, hàng lưu niệm lèo tèo, cua đá đang lo tận diệt… Ở Bãi Làng, trung tâm của đảo, khó có một căn phòng qua đêm tạm được, có chăng là ngủ cùng nhà dân.

Như vậy, câu chuyện về điện và dịch vụ du lịch sẽ dễ hình dung, nhưng nguồn nước sạch và tình trạng ô nhiễm môi trường trên đảo đang là vấn nạn. Lượng rác thải mỗi ngày tại thôn Bãi Làng chỉ dài gần 2km lên đến 1.000 kg. Buổi sáng có 2 thuyền nhỏ vớt rác ở cầu tàu nhưng khu vực “mặt tiền” của đảo ngày thêm ô nhiễm khi lượng du khách ra đảo vui chơi, giải trí ngày càng đông. Trong khi đó, địa phương chưa có biện pháp nào xử lý, chất thải không phân huỷ được phải chở vào đất liền, nhưng còn chờ… dự án.

 “Mùa nắng nóng, đỉnh điểm là vào các tháng 6, 7, 8 hằng năm, nguồn nước sinh hoạt vốn được xem là khá tinh khiết trên đảo bị cạn kiệt. Có lúc dân phải dùng nước đóng bình. Biển giả bất thường, giá cả cá mực bất ổn, mua nước có nhãn mác làm răng rửa mặt!”. Ông Nguyễn Văn Trọng nói thêm.

BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm cũng đã cảnh báo về tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên trong khu vực, vì thế, ngành du lịch của xứ đảo vàng trắng yến sào đang đứng trước nhiều thách thức lớn./.

Theo Quốc Hải

Box: Cù Lao Chàm có khoảng 3.000 dân, gồm 8 hòn đảo nhỏ với 5.175 ha mặt nước nằm cách Đô thị cổ Hội An 20 km. Chính Phủ Việt Nam hợp tác cùng Chính phủ Đan Mạch xây dựng nơi đây thành "Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm". Hiện Cù Lao Chàm có 135 loài san hô gồm 35 giống, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Tại đây đã phát hiện được 5 trong tổng số 6 ngành thực vật bậc cao của hệ thực vật Việt Nam. Trong 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, có 2 loài được ghi vào Sách Đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Trong khu vực đã tìm thấy 5 loài trai là đối tượng ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.... 




qc

THỐNG KÊ TRUY CẬP


Copyright @ 2018 by Khonggiansongmedia.com | Thiết kế web VinaTech: www.VinaTech.vn