Đó là lần tôi ghé Bảo tàng Quang Trung, Bình Định lần thứ hai. Hai lần ghé cách nhau 8 năm, nhưng đã có thể lạc đường vì cái bất ngờ của thời gian đã tạo ra cái bất ngờ của di tích. Vẫn biết rằng trên tòan quốc có biết bao nhiêu bảo tàng, thậm chí có bảo tàng đựoc bố trí nằm ngay trong phố. Nhưng Bảo tàng Quang Trung lại nằm cách Qui Nhơn 40km, thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn( trước là làng Phú Lạc và Kiên Mỹ thuộc ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn), nằm trên lộ 19 đường đi Pleku, phân tích ra là chẳng thuận lợi về giao thông. Nhưng Bảo tàng đã thực sự kéo chân du khách tìm đến.
Cái có thể ở chổ bóng dáng anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ quá lớn, mà Tây Sơn, miền đất sinh ra ba người anh hùng áo vải : Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ cũng đã trở thành nơi ai cũng muốn tìm đến.
Còn điều để thu hút khách phải nói đến cái hồn của Bảo tàng, không gian xanh và cả những hiện vật tại nơi này là cả kỳ công của Giám đốc Trương Đình Ký và các cộng sự-họ là những người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Sơn.
Trước năm 1975, tại đây chỉ có điện thờ Tây Sơn. Đến ngày 29-4-1979 điện thờ được công nhận di tích lịch sử văn hóa. Từ ngày đó, Bảo tàng đã được xây dựng ngay trên mảnh đất mà ngày xưa . Nói như ông Trương Đình Ký “ Sự hấp dẫn của Bảo tàng Quang Trung có nhiều lý do. Đó là một bảo tàng thật sự có hồn, những hiện vật thực sự gắn liên với di tích.”
Điều ông Ký nói là điều chắc chắn. Bởi khởi đầu có thể là sự tò mò tìm đến. nhưng chính từ sự tò mò tìm đến kia lại mang cho khách ấn tượng sâu sắc không thể nào quên lãng. Để rồi trên dặm đường rong ruỗi, nếu tình cờ ngang qua, thế nào cũng ghé vào.
Trong 16 hecta đất rộng mênh mông kia. ( cách đây 30 năm Bảo tàng chỉ có diện tích 4 hecta). Cánh cửa mở nằm nhìn ra cánh đồng rộng , mà con đường vào Bảo tàng là con đường mang đậm chất thơ với hai hàng cây trồng ven đừong, cảnh ngừoi đi chợ buổi sáng, cảnh học trò đi học… Còn khi bước vào khuôn viên Bảo tàng đã chạm gặp một không gian xanh đến nao lòng. Ngay cả không gian xanh nơi đây cũng đã khác xa ở bất cứ nơi nào. Gần như bất cứ một cây xanh nào tại đây cũng đều được một nhân vạt tên tuổi trồng, và theo năm tháng , đã trở thành một rừng cây đa dạng và đẹp. Nếu không nói là rất đẹp. Hai cây me được cắt tỉa tròn trịa ngay lối đi chính là của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trồng vào năm 1985 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trồng vào năm 1983. Cây hoa sứ nghiêng mình trước điện là của Nhà thơ Tố Hữu.Rồi hàng lọat cây xanh khác, có cây đã có tuổi trên 20 năm. Hoăc cây me cổ thụ 200 tuổi nằm ở bên trái Bảo tàng tỏa cành xum xuê một cách tự nhiên là cây me trong nhà của Tây Sơn Tam Kiệt, giếng nước xây bằng đá ong vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.. Còn nửa, không gian cỏ xanh và có cả một hồ nước xanh, những ghế đá dừng chân trong không gian xanh kai làm cho lòng mềm đi sau cuộc hành trình tìm ghé.
Nhưng đó chỉ mới nói về cây xanh. Bảo tàng Quang Trung mổi năm thêm những hiện vật về ba anh em Nhà Tây Sơn (những hiện vật nguyên gốc) ngòai việc tạo điều kiện cho khách tham quan chiêm ngưỡng, nơi đây còn là tài liệu vô giá cho những nhà nghiên cứu trong và ngòai nước tìm đến.
Để có những hiện vật giá trị đó, đã có bao nhiêu công sức của Bảo tàng đi tìm về trong hơn ba mưoi năm Bảo tàng có mặt. Có thể ngắm nhìn trong không gian trưng bày gồm như sắc phong gia phả của nhiều văn thần võ tướng; chuông đồng; súng thần công; ấn tín; tiền đồng... thời Tây Sơn, đây là những hiện vật do nhân dân phía Bắc trao tặng . Còn nửa, đó là : bia mộ tổ Tây Sơn ở thôn Phú Lạc (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn), Bộ sưu tập tiền đồng thời Tây Sơn (gồm đủ ba niên đại: Thái Đức - Quang Trung - Cảnh ThịnhTiền đồng thời Tây Sơn do người dân Cát Tiên ( Phù Cát ) phát hiện vào năm 1998); các sắc phong, gia phả của nhiều vị văn thần võ tướng Tây Sơn...
Với cảm giác kính phục khi bắt gặp tựong Hòang Đế Quang Trung uy nghi giữa không gian rộng. Rồi bước vào không gian trưng bày của Bảo tàng với 9 gian khác nhau. Sau đó ra ngòai, đi ngang cây me cổ thụ và giếng nước, ghé vào điện Tây Sơn thắp nén nhang kính trọng vị vua kiệt xuất. Rồi tiếp tục vào nhà biểu diễn, xem biểu diễn múa trống trận với dàn trống 12 chiếc. Cảm giác ghé qua không phải chỉ là ngắm nhìn, đó còn là lòng trân trọng với người Anh hùng của đất nước.
Bài và ảnh : Khuê Việt Trường (Sài Gòn tiếp thị bộ cũ)